Phương pháp Full Mehta (Mehta-OS) trong giải Rubik 3x3

Mehta là một phương pháp giải tốc độ Rubik 3x3 do Yash Mehta đề xuất vào năm 2020. Nó dựa nhiều vào các thuật toán, dẫn đến một phương pháp hứa hẹn có TPS cao cho hầu hết các lần giải. Nó cũng được đánh giá là có số lượng di chuyển thấp, có thể so sánh với Roux, nhưng ít hơn đáng kể so với CFOP. Có nhiều phiên bản biến thể Mehta. Trong đó nhóm chính có tên là Full Mehta còn được gọi là Mehta-OS, hoặc Mehta Option Select. Cùng Thủ Thuật Chơi tìm hiểu sâu hơn về Full Mehta trong bài viết dưới đây nhé!

Phần 1
Giới thiệu chung

Full Mehta còn được gọi là Mehta-OS, hoặc Mehta Option Select được coi là nhóm chính của phương pháp Mehta. Full Mehta được tạo bởi Trangium, Devagio, Andreas và Zeke Mackay và biên soạn bởi Cuberstache và Andreas.

Thực chất của Full Mehta đó là bạn phải học đủ các thuật toán từ 4 đường dẫn chính để bạn có thể chọn đường dẫn tốt nhất cho mỗi lần giải. Trong đó, đường dẫn 6CP thường được coi là lựa chọn chính / tốt nhất, theo sau là đường dẫn CDRLL.

Trong bài viết trước, Thủ Thuật Chơi đã giới thiệu với các bạn về phương pháp Mehta cho người mới bắt đầu dựa theo đường dẫn 6CO, 6CP L5EP. Bài  viết ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các đường dẫn đầy đủ của Full Mehta, được thể hiện cụ thể thông qua hình vẽ dưới đây:

Giới thiệu chung 0


Hình ảnh này cho thấy các đường dẫn khác nhau mà các tập hợp này cho phép và cách các tập hợp khác nhau liên quan với nhau. Ý tưởng đằng sau việc có nhiều các tập hợp thuật toán không phải là bạn sẽ học mọi thuật toán và có khả năng sử dụng chúng mọi lúc. Đây là một phương pháp chọn tùy chọn. Có nghĩa là: Bạn nên có một hoặc hai đường dẫn mà bạn thường làm (6CP và / hoặc CDRLL) và nếu gặp trường hợp xấu, bạn có thể chuyển sang một đường dẫn khác. Hoặc nếu bạn gặp một trường hợp may mắn từ một con đường khác, bạn có thể làm nó.

Khi giải theo Full Mehta, cách giải sẽ được chia làm hai phần chính. Trong đó, Phần 1 sẽ giống nhau ở tất cả các đường dẫn. Cùng Thủ Thuật Chơi tìm hiểu chi tiết từng bước ở các phần dưới nhé!

Phần 2
Phần 1: Hai bước đầu tiên

Hai bước đầu tiên này là giống nhau ở tất cả các đường dẫn, trong đó người chơi cần thực hiện để đạt các mục tiêu sau:

Bước 1: Fist Block (FB)

Tạo một khối 1x2x3 trên mặt D. Sao cho có một khối 1x1x3 ở vị trí DL.

Bước 2: Bao gồm hai bước nhỏ

2a) 3 Quarters Belt (3QB) : Giải 3 viên cạnh của lớp  cắt E là cạnh phía sau bên trái, phía sau bên phải và phía trước bên trái .

2b) Edge Orientation + Last Edge (EOLE): Giải viên cạnh còn lại của lớp E để hoàn thành tầng 2, tức cạnh phía trước bên phải. Đồng thời định hướng tất cả các cạnh còn lại. Bước này có tổng cộng 55 trường hợp xảy ra, có thể giải bằng công thức hoặc thực nghiệm.

 

Lưu ý:  Ở hai bước này, Full Mehta  khác so với phương pháp cơ bản được giới thiệu ở bài Hướng dẫn giải Rubik 3x3 bằng Mehta Method cơ bản ở chỗ:

- Phương pháp cơ bản: Bước 2 là Belt tức chỉ giải E - Slice, tức giải 4 cạnh của tầng 2. Bao gồm: Bước 2.a:  giải 3QB và Bước 2.b: Giải cạnh còn lại của E - Slice. Bước 3 là giải EO: tức định hướng các cạnh còn lại.

Phần 1: Hai bước đầu tiên 0

- Phương pháp Full Mehta: Bước 2 bao gồm 2 bước giải.  Bước 2.a:  giải 3QB và Bước 2.b: Giải Edge Orientation + Last Edge tức giải cạnh còn lại của E - Slice và đồng thời định hướng các cạnh còn lại. Tức bao gồm cả bước 3 của phương pháp cơ bản.

Phần 1: Hai bước đầu tiên 1

Phần 3
Phần 2: Các bước tiếp theo

Ở các bước tiếp theo, người chơi có nhiều lựa chọn để giải theo các đường dẫn:

Mehta-6CP

Phần 2: Các bước tiếp theo 0

3. 6CO: Định hướng 6 góc còn lại bằng cách sử dụng 71 thuật toán. Chi tiết về 6CO

4. 6CP: Hoán vị 6 góc còn lại bằng cách sử dụng 47 thuật toán. Chi tiết về 6CP.

5. L5EP: Giải khối lập phương bằng cách hoán vị 5 cạnh cuối cùng sử dụng 16 thuật toán L5EP. Chi tiết về L5EP.

Tổng: 134 thuật toán


Mehta-APDR

Phần 2: Các bước tiếp theo 1

3. 6CO: Định hướng 6 góc còn lại bằng cách sử dụng 71 thuật toán. Chi tiết về 6CO

4. APDR: Giải khối DR bằng 38 thuật toán. Chi tiết về APDR

5. PLL: Giải quyết lớp trên cùng bằng cách sử dụng 21 thuật toán. Chi tiết về PLL

Tổng: 130 thuật toán


Mehta-CDRLL

Phần 2: Các bước tiếp theo 2

3. DCAL: Giải quyết 2 góc của lớp D bằng cách sử dụng 80 thuật toán

4. CDRLL: Định hướng và hoán vị các góc của lớp U (như COLL) bằng cách sử dụng 42 thuật toán

5. L5EP: Giải khối lập phương bằng cách hoán vị 5 cạnh cuối cùng sử dụng 16 thuật toán L5EP. Chi tiết về L5EP.

Tổng: 138 thuật toán

 

Mehta-JTLE

Phần 2: Các bước tiếp theo 3

3. DCAL: Giải quyết 2 góc của lớp D bằng cách sử dụng 80 thuật toán

4. JTLE: Định hướng các góc của lớp U trong khi chèn cạnh DR bằng cách sử dụng 34 thuật toán

5. PLL: Giải quyết lớp trên cùng bằng cách sử dụng 21 thuật toán. Chi tiết về PLL

Tổng: 135 thuật toán

 

Mehta-TDR

Phần 2: Các bước tiếp theo 4

3. TDR: Giải khối DR bằng 350 thuật toán.

4. ZBLL: Giải quyết lớp cuối cùng bằng 493 thuật toán. Chi tiết về ZBLL

Tổng: 843 thuật toán

Phần 4
Ví dụ

Scramble: F D R2 D2 F B L F' R2 B2 D R2 D' L2 B2 D' L2 D' L2 B2 F

 

Mehta-6CP

 

y2 x // Nghiên cứu 
D U2 L2 B' // FB (4/4)
E R u' R u' R' // 3QB (6/10)
S' U S U' F R' F' R // EOLE (8/18)
U2 R U2 R' U R U' R' U' R U' R' // 6CO (12/30)
U' R2 D' R2 U R2 U' R2 U' D R2 U R2 // 6CP (13/43)
M' U' M2 U' M2 U' M' U2 M2 // L5EP (9/52)

 

Mehta-APDR

 

y2 x // Nghiên cứu 
D U2 L2 B' // FB (4/4)
E R u' R u' R' // 3QB (6/10)
S' U S U' F R' F' R // EOLE (8/18)
U2 R U2 R' U R U' R' U' R U' R' // 6CO (12/30)
U2 R2 U2 R2 // APDR (4/34)
U2 R U' R' U' R U R D R' U' R D' R' U2 R' // PLL (16/50)

Mehta-CDRLL

 

y2 x // Nghiên cứu 
D U2 L2 B' // FB (4/4)
E R u' R u' R' // 3QB (6/10)
S' U S U' F R' F' R // EOLE (8/18)
U' R' U R' U2 R U R // DCAL (8/26)
U R2 D R' U2 R D' R2 U' R U' R' // CDRLL (12/38)
R' U' R U R U R U' R' U' // L5EP (10/48)

 

Mehta-JTLE

 

y2 x // Nghiên cứu 
D U2 L2 B' // FB (4/4)
E R u' R u' R' // 3QB (6/10)
S' U S U' F R' F' R // EOLE (8/18)
U' R' U R' U2 R U R // DCAL (8/26)
R' U2 R2 U2 R U' R U' R' // JTLE (9/35)
U R U R' U' D R2 U' R U' R' U R' U R2 E // PLL (16/51)

 

Mehta-TDR

 

y2 x // Nghiên cứu 
D U2 L2 B' // FB (4/4)
E R u' R u' R' // 3QB (6/10)
S' U S U' F R' F' R // EOLE (8/18)
R U' R' U2 R U' R U R2 // TDR (9/27)
U2 R U R' B' U R U R' U' B U' R U' R' U' // ZBLL (16/43)

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Cảm ơn bạn đã đánh giá! Hy vọng chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng hơn trong lần tới.
Bài viết liên quan

Có 3 bình luận

Bình luận bài viết.
Phan Hoang
3 năm trước
Ad có thể tìm hiểu giúp e về russo method đc ko ạ E thấy nó khá thú vị
Thủ thuật chơi Channel
3 năm trước
Ok bạn. Cảm ơn bạn đã đề xuất. Để mình tìm hiểu.
Phan Hoang
3 năm trước
Dạ cảm ơn ad
27
Thích
3
Bình luận
Trang chủ
Video
Chia sẻ

Trả lời

Chọn ảnh