Hướng dẫn giải Square -1 Cube
Square -1 , trước đây còn gọi là Cube 21, là một trong số những biến thể khác khối Rubik, với sự thay đổi về hình dạng, các vết cắt khối, từ đó tăng thêm độ khó cho những người chơi. Nếu bạn là người ưu thích các câu giải đố Cube thì hãy cũng Thủ thuật chơi tìm hiểu về cách giải Square -1 trong bài viết dưới đây nhé.
Phần
1
Giới thiệu chung về Square - 1
Square - 1 có tên gọi khác là Cube - 21 và tên đầy đủ là Back to Square One, được thiết kế bởi Karel Hršel and Vojtěch Kopský vào khoảng năm 1990.
Về thiết kế và cấu tạo, Square -1 bao gồm 3 lớp.
- Lớp trên và lớp dưới bao gồm 4 miếng góc hình cánh diều và 4 miếng cạnh có hình tam giác. Nhứng miếng góc có thể xoay các góc 60 độ, còn các miếng tam giác có thể xoay góc 30 độ.
- Lớp giữa bao gồm hai hình thang, có thể xếp thành hình lục giác khônh đều hoặc hình vuông.
Việc giải Square - 1 cực kì độc đáo vì các góc và các cạnh có thể hoán đổi vị trí cho nhau. Các lớp của Square -1 có thể xoay tự do, nếu bạn sắp xếp được chúng thành hàng phù hợp, có thể vắn xoắn khối Square theo cả chiều dọc, hoán đổi các mảnh lớp trên với các mảnh lớp dưới. Điều này dẫn đến rất nhiều những hình dạng cực kì kì quái khác lạ của Square - 1.
Ngoài phiên bản phổ biến trên, Square -1 còn có các biến thể của riêng nó như: Super Square - 1, Square - 2, Two Layered (hai lớp) và Four Layered ( bốn lớp).
Phần
2
Cách giải Square - 1
Ý tưởng giải Square - 1 cũng tương tự như khi phương pháp giải Rubik, đó là: chúng ta chia khối Cube thành các lớp và giải tầng lớp một. Những mảnh đã được giải rồi sẽ không tác động đến nữa.
Vì khối Square - 1 có cấu tạo khác với Rubik, nên trước khi bắt đầu giải, bạn cần học các kí hiệu và công thức mới như sau:
Các hướng quay
Lớp trên và lớp dưới của Square - 1 được cấu tạo bởi các mảnh cạnh hình tam giác và mảnh góc hình cánh diều. Các mảnh cạnh có thể xoay góc 30 độ ( 1 bước ), trong khi các mảnh góc có thể xoay 60 độ ( 2 bước).
Trong các công thức, chúng ta cần chú ý tới số bước khi xoay các lớp trên và lớp dưới ở các lần di chuyển.
/: được hiểu là một lát quay một góc 180 độ mặt R, giống như Rubik Cube, ở đây mình gọi tắt là một lát quay ( hoặc Slice) nhé.
(x,y): biểu thị một bước xoay mặt trên hoặc dưới, trong đó x là số bước xoay mặt trên và y là số bước xoay mặt dưới. Mỗi bước xoay tương ứng 1 góc 30 độ.
- Nếu x và y là số dương thì đó là bước xoay theo chiều kim đồng hồ.
- Nếu x hoặc y là số âm là bước xoay ngược chiều kim đồng hồ.
Ví dụ:
(1, 0) / - xoay lớp trên cùng 30 độ theo chiều kim đồng hồ rồi thực hiện một lát R 180 độ
(0, 3) / - xoay lớp dưới cùng 90 độ và một lát R 180 độ. Tương đương với cách quay D của Rubik Cube.
/ (0, -1) / - Bắt đầu bằng việc xoay một lát R 180 độ, rồi đến xoay mặt dưới 30 độ ngược chiều kim đồng hồ rồi thực hiện thêm 1 lát 180 độ.
(2, -1) / - Xoay lớp trên 2 bước và xoay lớp dưới 1 bước ngược chiều kim đồng rồi, rồi thực hiện một lát 180 độ.
Cách bước để giải Square -1
Bước 1: Đưa khối Square - 1 về dạng hình vuông
Bước 2: Giải góc màu vàng tầng 1.
Bước 3: Giải cạnh màu vàng tầng 1.
Bước 4: Hoán đổi góc.
Bước 5: Hoán đổi cạnh.
Bước 6: Giải lỗi chẵn lẻ.
Phần
3
Bước 1: Đưa khối Square - 1 về dạng hình vuông
Để giải Square -1, cách đơn giản nhất đó là trước tiên cần đưa nó về dạng khối lập phương. Đây là bước mà bạn hoàn toàn có thể giải bằng trực quan. Nên bạn hãy dùng bước này để làm quen với việc xoay và hoạt động của Square -1.
Hướng giải bước 1 là sẽ theo nguyên tắc sau: Cố gắng nhóm các miếng cạnh nhỏ với nhau ở tầng 1 và các miếng lớn thì ở tầng 3 càng nhiều càng tốt. Sau đó biến đổi đồng thời tầng 1 và 3 để biến Square - 1 về thành dạng lập phương.
Dưới đây là 2 ví dụ cơ bản mô tả các cách để tạo khối lập phương từ Square- 1.
Trường hợp 1: Nếu tất cả các mảnh nhỏ đều được nhóm lại gần nhau ở tầng 1. Khi đó thực hiện xoay để biến đổi tầng 1 và 3 của Square- 1 như hình:
Trường hợp 2: Nếu có một mảnh nhỏ bị chen giữa hai mảnh lớn ở tầng 1.
Trong trường hợp, lớp giữa không được sắp xếp thành hình vuông, thực hiện công thức sau:
(0, -1) / (6, 0) / (6, 0) / (0, 1)
Cuối cùng, khối Square - 1 sẽ trở thành khối lập phương và bạn sẽ dễ dàng giải nó hơn.
Phần
4
Bước 2: Giải góc màu vàng tầng 1.
Mục tiêu của bước này đưa các mảnh góc vàng về đúng tầng và vị trí của chúng.
Cầm khối Cube sao cho mặt màu đỏ hướng đối diện với bạn và mặt màu xanh lá cây ở bên phải, màu vàng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới.
Bước này cũng không quá phức tạp, nó hoàn toàn có thể thực hiện bằng trực quan. Nếu không, bạn có thể tham khảo thêm một số hướng dẫn phía dưới đây
- Hoán đổi các mảnh ở tầng trên và dưới về đúng tầng:
(0, -4) / (0, 3) / (0, 1)
- Khi tất cả các góc đều ở đúng tầng, đưa các góc màu vàng về đúng bằng cách hoán đổi các viên góc bên phải theo công thức sau:
(1, 0) / (0, -3) / (0, 3) / (0, -3) / (0, -3) / (0, 6) / (-1, 0)
Phần
5
Bước 3: Giải cạnh màu vàng tầng 1
Mục tiêu của bước này đó là đưa các cạnh màu vàng về tầng 1.
Nếu cạnh màu vàng đang ở tầng 3, và cạnh màu trắng đang ở tầng 1, sử dụng công thức sau để hoán đổi vị trí của chúng.
(1, 0) / (0, -3) / (0, -3) / (-1, -1) / (1, 4) / (0, 3) / (-1, 0)
Thực hiện công thức trên đối với tất cả các cạnh còn lại để đưa tất cả các cạnh vàng lên tầng 1. Nhưng bạn không cần quan tâm xem chúng đã đúng vị trí chưa.
Phần
6
Bước 4: Hoán đổi góc
Ở bước 2, tất cả các viên góc vàng tầng 1 đã ở đúng vị trí. Vì vậy hiện tại, còn các viên góc tầng 3 là chưa. Nhiệm vụ của bước 4 này chính là đưa chúng về đúng vị trí. Sử dụng công thức dưới đây để hoán đổi góc của ở mặt trước của lớp cuối.
/ (3, -3) / (0, 3) / (-3, 0) / (3, 0) / (-3, 0) /
Phần
7
Bước 5: Hoán đổi cạnh
Sau 4 bước ở phía trên, các cạnh đều đã ở đúng tầng của chúng, vì vậy nhiệm vụ của bước 5 đó là đưa chúng về đúng vị trí.
Để hoán đổi hai cạnh tầng trên và hoán đổi hai viên cạnh tầng dưới cùng lúc bạn thực hiện theo công thức sau. Lưu ý chúng giúp hoán đổi các viên cạnh bên phải của tầng trên và dưới cùng lúc.
(0, 2) / (0, -3) / (1, 1) / (-1, 2) / (0, -2)
Hầu hết các trường hợp của giải Square-1 thì sau bước số 5 là bạn có thể hoàn thành giải Cube này. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra lỗi, còn gọi là Parity hay lỗi Chẵn lẻ, khi có hai cạnh cần phải hoán đổi với nhau. Tiếp tục thực hiện bước 6 để hoàn thành Cube nhé.
Phần
8
Bước 6: Giải lỗi Chẵn lẻ
Trong trường hợp bạn chỉ còn 2 cạnh cần để giải Cube thì nghĩa là bạn đang bị lỗi Chẵn lẻ. Sử dụng công thức sau để hoán vị hai cạnh này với nhau rồi quay về Bước 5.
- Trường hợp 1: Hai cạnh hoán đổi đối diện nhau.
/ (3,3) / (1,0) / (-2,-2) / (2,0) / (2,2) / (-1,0) / (-3,-3) / (-2,0) / (3,3) / (3,0) / (-1,-1) / (-3,0) / (1,1) / (-4,-3)
- Trường hợp 2: Hai cạnh cạnh đối diện nhau
/ (-3,0) / (0,3) / (0,-3) / (0,3) / (2,0) / (0,2) / (-2,0) / (4,0) / (0,-2) / (0,2) / (-1,4) / (0,-3) / (0,3)
Có 47 bình luận