Hướng dẫn giải Rubik Bịt mắt 3x3 ( Blindfolded - BLD Rubik) cơ bản nhất bằng Old Pochmann

Hướng dẫn giải Rubik Bịt mắt 3x3 ( Blindfolded - BLD Rubik) cơ bản nhất bằng Old Pochmann

Giải được một khối Rubik đã là rất tuyệt vời rồi đúng không ? Bởi vì ít người có thể giải nó nếu như không chăm chỉ tập luyện cả. Một khi bạn đã giải được một khối Rubik, bạn sẽ thấy nó đơn giản hơn, và mong muốn có những thử thách mới. Giải thêm các khối lớn hơn như 4x4, 5x5, 6x6 hoặc bạn có thể chọn cho mình cách giải Rubik Bịt mắt. Thoạt tiên, ai cũng nghĩ việc này sẽ khó lắm đây, nhưng một khi bạn quyết tâm chắc chắn sẽ làm được. Hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu về cách giải Rubik Bịt mắt nhé !

1. Giải Rubik Bịt mắt (Blindfolded - BLD) là gì?

Giải Rubik Bịt mắt, có tên tiếng Anh là Blindfolded Cubing hay BLD, là một cách giải Rubik, mà  người giải KHÔNG NHÌN VÀO KHỐI RUBIK trong suốt thời gian giải. Tuy nhiên trước khi bắt đầu giải, người giải Rubik sẽ có thời gian nghiên cứu (study) khối Rubik trước, học thuộc các hoán vị và bước giải, sau đó khi đã bắt đầu giải, sẽ không nhìn vào khối Rubik nữa (thông thường sử dụng một miếng bịt mắt để che).

Giải Rubik Bịt mắt đã được làm một trong số những phần thi đấu chính thức trong các giải thi đấu chính thức, cũng có nhiều người chỉ chơi cho vui. Không có gì tuyệt vời hơn việc cởi bỏ Bịt mắt và nhìn ngắm khối Rubik đã được giải xong trong sự tán dương của mọi người xung quanh phải không nào ?

Giải Rubik Bịt mắt (Blindfolded - BLD) là gì? 0

 

2. Các cách giải Rubik Bịt mắt 3x3

Trong giải BLD Rubik, người ta thường chỉ dùng những thuật toán có ảnh hưởng không lớn đến trạng thái Rubik. Ví dụ, ta thường xuyên dùng đến các thuật toán hoán vị 3 góc hoặc 3 cạnh. Tại sao lại vậy? Đơn giản là để cho người chơi có thể cập nhật nhanh hơn về trạng thái của Rubik hiện tại khi họ không thể nhìn thấy chúng trực tiếp.

Trên thế giới có rất nhiều cách giải Rubik Bịt mắt khác nhau, mỗi phương pháp đều có những công thức, đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm riêng. Như: 3OP, M2/R2, …

Xem thêm: Giải Rubik bịt mắt bằng phương pháp 3OP

Trong đó, Old Pochmann hay OP là một trong những cách giải Rubik Bịt mắt đầu tiên được sử dụng. Nó được phát triển bởi Stefan Pochmann, người giữ kỉ lục giải BLD của Đức năm 2004 cho hạng mục này. Hiện nay, phương pháp này vẫn được sử dụng thường xuyên, có thể giúp bạn giải khối Rubik dưới 2 phút. 

Việc giải Rubik Bịt mắt đòi hỏi ít công thức đáng kể so với cách thức thông thường. Sử dụng phương pháp Old Pochmann, bạn có thể giải khối lập phương chỉ với 5 thuật toán. Nếu bạn đã biết cách giải quyết Rubik 3x3, bạn có thể đã biết một vài công thức này trong quá trình giải Rubik nâng cao bằng CFOP.

Mình mặc định các bạn đã có các kiến thức cơ bản về các kí hiệu và công thức Rubik. Nếu chưa nắm rõ, vui lòng xem lại bài viết Tổng hợp các kí hiệu cần biết khi chơi Rubik nhé !

Trong Trường hợp bạn cảm thấy Rubik 3x3 còn quá khó, hãy tiếp cận trước tiên với Rubik 2x2 để có cái nhìn tổng quan dễ hiểu hơn. 

Xem thêm: Hướng dẫn giải Rubik 2x2 Bịt mắt - BLD

3. Các kiến thức cần biết

Để học các giải Rubik Bịt mắt theo phương pháp Old Pochmann, bạn cần bổ sung một số kiến thức cơ bản sau đây, sử dụng riêng cho giải BLD.

1. Các công thức cần nhớ

5 công thức cơ bản cần nhớ của phương pháp Old Pockmann như sau:

Hoán vị T

Các kiến thức cần biết 0

(R U R' U') R' F R2 (U' R' U' R) U R' F'

 

Hoán vị Ja

Các kiến thức cần biết 1

(R U R' F') (R U R' U') R' F R2 (U' R' U')

 

Hoán vị Jb

Các kiến thức cần biết 2

y2 L’ U2 L U L’ U2 R U’ L U R’ y2

 

Hoán vị Y

Các kiến thức cần biết 3

F R U’ R’ U’ R U R’ F’ R U R’ U’ R’ F R F’

 

Hoán vị Ra ( Parity)

Các kiến thức cần biết 4

y’ L U2 L’ U2 L F’ L’ U’ L U L F L2 U y

 

2. Ghi nhớ Rubik

Việc học về cách kí hiệu này rất quan trọng khi giải Rubik Bịt mắt, vì bạn cần biết nơi mà các mảnh Rubik cần phải ở trong khi không nhìn thấy khối Rubik. Để ghi nhớ Rubik, bạn thực hiện hai bước sau đây.

- Trước tiên, chọn định hướng khối Rubik.

Thông thường, nên chọn Mặt trên U là màu vàng, Mặt trước F là Cam. Ngoài ra bạn có thể định hướng khác tùy thuộc vào thói quen của mình được.

 

- Đánh dấu nhãn

Với BLD, chúng ta cần ghi nhớ Rubik theo các nhãn dán thay vì ghi nhớ các mảnh của Rubik theo cách thông thường như UB ( Up Back là mảnh Trên đằng sau )... Khi giải một mảnh Rubik, nó cần phải đúng cả hướng, vì vậy chỉ cần nhớ vị trí của mảnh đó là không đủ, vì có khả năng mảnh sẽ bị lật ở vị trí của nó. Do đó, mỗi nhãn dán trên mặt sẽ được gắn một chữ cái (trừ nhãn dán trung tâm).

Sơ đồ dưới đây thể hiện cách đánh dấu cho một Rubik có Mặt U màu vàng, Mặt trước màu Cam. Nguyên tắc như sau:

+ Góc và cạnh được giải quyết riêng biệt nên có thể sử dụng cùng một chữ cái cho góc và cạnh. 

+ Các chữ cái được viết lần lượt theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ phía trên bên trái trên một mặt. Và bắt đầu từ các mặt theo thứ tự: từ mặt U đến mặt F, R, B, L, D. Như vậy, chúng ta sẽ sử dụng lần lượt các chữ cái từ A đến W.

Ví dụ: viên góc FRU có 3 mặt là C, I, F.

Các kiến thức cần biết 5

3. Buffer- Bộ Đệm

Để giải Rubik Bịt mắt bằng Old Pockman, bạn cần dựa vào Buffer - Bộ đệm. Buffer được sử dụng làm Điểm khởi đầu để  từ đó " bắn" các viên Rubik tới vị trí chính xác của chúng. Cách sử dụng Bộ Đệm sẽ được nói kĩ hơn ở phần bên dưới.

- Để giải cạnh, Buffer sẽ là viên cạnh UR ( viên cạnh Mặt trên, bên Phải).

- Để giải góc, Buffer sẽ là viên góc ULB. ( viên góc giao giữa Mặt trên, Mặt sau, và Mặt Trái).

 

Hãy tập luyện và ghi nhớ kĩ 3 kiến thức cơ bản trên trước khi giải Rubik Bịt mắt nhé. Nếu bạn cảm thấy mình khá ổn. Thì hãy tiếp tục đến với phần giải thực tế.

4. Các bước giải Rubik Bịt Mắt

Cơ chế giải Rubik Bịt mắt theo Old Pochmann đó là: Từ điểm Bộ Đệm để " bắn"  các mảnh ghép vào các vị trí chính xác theo hướng chính xác của chúng.

Để học cách giải một cách trực quan, chúng ta hãy thử với ví dụ sau:

Cầm Rubik của bạn sao cho mặt Trắng phía trên, Xanh lá phía trước. Xáo trộn khối Rubik của bạn theo công thức sau: R2 B2 D R2 D’ U’ R2 F2 L2 B2 D2 F U2 R’ F U’ L2 B L F2 U. Ta sẽ có khối Rubik được trải ra như sau:

 

Các bước giải Rubik Bịt Mắt 0Các bước giải Rubik Bịt Mắt 1

 

 

Các bước giải sẽ như sau:

Bước 1: Định hướng khối Rubik

Trước tiên bạn cần định hướng khối Rubik theo thói quen, hay sở thích của mình. ( như mình đã gợi ý ở trên là nên để Mặt Vàng trên và Cam ở trước).

Các bước giải Rubik Bịt Mắt 2

Bước 2: Tạo Chuỗi ghi nhớ Cạnh

Mục tiêu của bước này đó là quan sát khối Rubik, từ đó dựa vào Bộ Đệm Cạnh và các vị trí cần tới để xây dựng lên một chuỗi các kí hiệu mặt nhằm ghi nhớ các cạnh khối Rubik. Thực hiện bước này như sau:

Bước 2.1: Ghi nhớ vị trí cạnh

Tiếp tục cầm mặt Cam là mặt trước, Vàng là mặt trên. Như kiến thức ở trên, Bộ Đệm cạnh là cạnh ở vị trí UR. Lúc này Bộ đệm cạnh chính là cạnh Cam - Xanh lá.

Vị trí mà Bộ đệm này cần phải về đó là FL ( Mặt trước bên trái). Còn, vị trí FL hiện tại là Trắng - Xanh Da trời

Vì Bộ đệm cạnh hiện lại có màu Cam trên mặt U. Chúng ta sẽ cần đưa màu Cam về đúng vị trí ( không phải màu Xanh lá), quy chiếu theo Bảng ghi chú Rubik, đó là số mảnh H. Ghi nhớ chữ cái này.

Các bước giải Rubik Bịt Mắt 3

Giờ thử tưởng tượng một chút

Nếu hiện tại bạn đã tiến hành tráo đổi hai cạnh UL và FL cho nhau. Lúc này, màu Trắng - Xanh Da trời sẽ ở vị trí Bộ Đệm. Bạn cần có khả năng tưởng tượng ra điều này để có thể hình dung ra khối Rubik khi đang Bịt mắt.

Vậy vị trí viên Trắng - Xanh Da trời sẽ tiếp tục về đâu? Đó sẽ là cạnh DR. Lúc này, mặt Trắng của Bộ Đệm là ở mặt U, vậy chữ cái chúng ta cần nhớ tiếp theo sẽ là V.

Các bước giải Rubik Bịt Mắt 4

Vậy giờ chúng ta có 2 chữ cần nhớ là: H V. Sau khi đưa mảnh Trắng - Xanh da trời về đúng vị trí. Mảnh ở vị trí Bộ Đệm là Đỏ - Xanh da trời. Vì trước đó bạn chuyển mặt Trắng về đúng vị trí, nên lúc này  mặt ở mặt U của Bộ Đệm là mặt Đỏ. Viên Đỏ - Xanh da trời có vị trí cần trở về là BR. Và chữ cái bạn cần ghi nhớ là P.

Các bước giải Rubik Bịt Mắt 5

Tiếp tục ghi nhớ cho đến khi bạn có một cụm các chữ cái, với số lượng bằng với các cạnh đang sai vị trí. Với ví dụ trên, chúng ta có: HVPUEFTXDW

 

Mẹo ghi nhớ: Có thể bạn sẽ quên hết các chữ cái. Vì vậy, mẹo để ghi nhớ đó là nên liên kết chúng thành tên người, đồ vật hoặc bất cứ điều gì dễ nhớ hơn. Điều đó tùy thuộc và năng lực của bạn đó !

 

Bước 2.2. Ghi nhớ Setup Move

Tuy nhiên, ghi nhớ xong các Bộ đệm chưa phải là kết thúc. Để giải được khối Rubik, bạn cần phải ghi nhớ cả các công thức nữa.  Để giải một viên Rubik, chúng ta sẽ sử dụng công thức có dạng A B A’.

Trong đó

A: được gọi là bước Thiết lập hay Setup Move. Bước này nhằm đưa mặt mà Bộ Đệm cần về lên mặt Trên U.

Ví dụ: Vị trí mặt H hiện tại đang là FL ( Mặt trước bên trái). Chúng ta có thể đưa mặt này về U bằng cách dùng phép quay L’. Khi đó nó sẽ ở phía đối diện với Bộ Đệm. Thuật toán để hoán đổi 2 cạnh đối diện đó là thuật toán T.

Vậy B: là thuật Toán T

A’: chính là cách xoay ngược lại của thuật toán A ban đầu.

Các bước giải Rubik Bịt Mắt 6

Lưu ý:

Nhưng bạn cũng cần nhớ  rằng, Hoán vị T không chỉ hoán đổi hai cạnh, mà nó cũng hoán đổi hai góc ngoài cùng bên phải trên mặt chữ U. Đó là lí do, chúng ta cần phải đếm số lần hoán đổi nữa. Vì nếu chúng ta đã đưa các cạnh về đúng với số lẻ lần hoán vị góc như trên, hai góc này sẽ bị đổi cho nhau. Đó là lí do chúng ta có công thức Parity ( công thức cuối cùng phần 1 mục 2)

 

Dưới đây là các bước Setup Move  cho cạnh trong đó chữ T và Ja, Jb thể hiện các hoán vị được thực hiện sau đó.

 

A - Tự thiết lập ( Jb)

B - Không có

C - Tự thiết lập (Ja)

D - Tự thiết lập (T)

E - l' (T)

F - d2 L (T)

G - l' (Ja)

H - L' ​(T)

I - Không có

J - d L (T)

K - D' l' (J)

L - d' L' (T)

M - l (Ja)

N - L (T)

O - l (Jb)

P - d2 L' ​(T)

Q - L' d L' (J)

R - d' L (T)

S - D l' (Ja)

T - d L' (T)

U - D' L2 (T)

V - D2 L2 (T)

W - D L2 (T)

X - L2 ​(T)

 

 

Bươc 3: Tạo Chuỗi ghi nhớ Góc

Sau khi ghi nhớ xong các Cạnh, giờ chúng ta cần ghi nhớ các Góc. Vì chỉ có 8 góc nên viếc ghi nhớ sẽ ít hơn một chút.  Giờ Bộ đệm góc là góc ULB. Cách tạo chuối ghi nhớ cũng tương tự như chuỗi ghi nhớ cạnh. 

Với ví dụ hiện tại Bộ đệm hiện tại là viên Trắng - Đỏ-  Xanh da trời. Trong đó màu Trắng ở mặt U. Vậy vị trí cần về của Bộ Đệm là W, theo bảng sơ đồ.

Các bước giải Rubik Bịt Mắt 7

Sau khi hoán đổi, góc Đệm mới sẽ là viên Trắng - Xanh lá - Cam, với mặt Trắng trên mặt U. Vậy chữ cái cần nhớ tiếp theo là U.

Các bước giải Rubik Bịt Mắt 8

Làm tuần tự tương tự như cách tạo chuỗi của cạnh, chúng ta sẽ có chuỗi của góc là: WUOIRJ.

Chúng ta cũng cần nhớ các công thức tương tự như giải góc, đó là A B A’. Đối với hoán vị góc, bạn chỉ sử dụng hoán vị duy nhất là hoán vị Y. Setup Move cho hoán vị góc như sau:

 

A - Không có

B - R D'

C - F

D - F R'

E - F' D

F - F2 D

G - D 

H - D R

I - R'

J - R2

K - R

L - Tự thiết lập (Y)

M - R' F

N - Không có

O - D' R

P - D'

Q - Không có

R - F2

S - D2 R

T - D2

U - F'

V - D' F'

W - D2 F'

X - D F'

Xong ! Vậy là bạn đã tạo ra 2 chuỗi ghi nhớ cho Góc và Cạnh. Nhiệm vụ của bạn chính là ghi nhớ và bắt tay vào giải Rubik.

 

Bước 4: Giải Rubik Bịt mắt

Sau khi ghi nhớ xong các chuỗi, bạn tiến hành giải Rubik theo quy trình như sau:

- Giải Góc

- Giải Cạnh.

- Giải lỗi lật Cạnh hoặc Góc  nếu có.

 

Như vậy bạn đã hoàn thành xong giải Rubik Bịt mắt 3x3 theo phương pháp Old Pochmann rồi! 

5. Giải lỗi lật Cạnh hoặc Góc

Thông thường, sau khi giải xong Cạnh và Góc, bạn sẽ còn có những cạnh cần phải lật lại hoặc những góc cần phải định hướng lại. Chúng đồng thời còn ảnh hướng tới cả Bộ đệm của bạn.

- Nếu bạn có một số cạnh chẵn bị lật, chúng sẽ là những cái duy nhất bị định hướng không chính xác. Nếu bạn có một số lẻ (1, 3, v.v.) các cạnh bị lật, thì viên Bộ đệm cạnh cũng bị lật.

- Nếu bạn chỉ có một góc được định hướng không chính xác, Bộ đệm góc cũng sẽ được định hướng không chính xác. Nếu bạn có một góc cần được xoay theo chiều kim đồng hồ (120 °), Bộ đệm góc sẽ cần được xoay ngược chiều kim đồng hồ (120 °). Nếu có hai góc được định hướng không chính xác không có nghĩa là Bộ đệm góc sẽ chính xác vì bạn có thể có cả hai góc cần phải được xoắn theo cùng một hướng 120 °.

Có rất nhiều công thức để giúp bạn định hướng lại các cạnh và góc. Dưới đây là một số thuật toán được gợi ý sử dụng, giúp bạn giảm thiểu thời gian xoay.

 

Đối với Cạnh

Lật cạnh A và C: (M' U M' U M') U2 (M U M U M) U2

Lật cạnh A, B, C và D: (M' U M' U M' U M' U')x2​

Lật cạnh A, D, W, và U: (M' U)x4 ​

 

Đối với Góc

Xoay góc L theo chiều kim đồng hồ và góc J ngược chiều kim đồng hồ: R' U (R2' U' R2 U') R' U (R U R' U') (R2 U' R2 U)

Xoay góc L theo ngược chiều kim đồng hồ và góc J theo chiều kim đồng hồ: R2 R' U (R2' U' R2 U') R' U (R U R' U') (R2 U' R2 U) R2

2020/03/26 - 25k lượt xem
Bài viết liên quan
Viết bình luận
Có 15 bình luận
Nguyễn Thao
3 năm
bn ơi công thức (J) là sao
Thủ thuật chơi Channel
Admin
3 năm
Chào bạn, các công thức như Ja, Jb là các công thức để đưa các viên Rubik về vị trí thiết lập. Bạn đọc kĩ lại bài ở trên nha.
Minh Nguyễn Vũ
3 năm
Bn ơi lúc mà mình tạo ra cái bảng chữ đấy thì có cái mẹo nào để tưởng tượng ko ạ . VD như :HVPUEFTXDW. Lm thế nào để có thể tưởng tượng ra ạ
Thủ thuật chơi Channel
Admin
3 năm
Việc nhớ cái này gần như tùy thuộc vào bản thân thui nha. Thường thì bạn cố gắng nhớ chúng thành 1 cụm từ có nghĩa nào đó.
Kim Tín
3 năm
1.Nếu lúc tráo xong mà cạnh UR nó đúng vị trí hoặc đúng vị trí nhưng bị lật thì sao ạ ? 2. Còn nếu lúc giải cạnh mà cạnh UR được đưa về đúng chổ hoặc đúng nhưng bị lật mà các cạnh khác thì chưa xong thì sao ạ ? (Mình chỉ đính kèm được 1 ảnh nên bạn thông cảm nhé)
Thủ thuật chơi Channel
Admin
3 năm
Trường hợp mà UR đúng vị trí mà các cạnh khác chưa đúng thì bạn buộc phải tiếp tục bắn UR đi tiếp để tiếp tục giải các cạnh chưa đúng cho đến hết.
Dưỡng Nguyễn Ngọc
3 năm
mình cũng bị 2 trường hợp này. ad giải thích cụ thể hơn được không ạ?
Duy Khương
4 năm
Bạn ơi!!! Cho mình hỏi công thức (J) ở đâu vậy? Phía trên chỉ có (Ja) với (Jb) thôi.
Thủ thuật chơi Channel
Admin
4 năm
Hi bạn. Ad đã cập nhật lại. Cảm ơn bạn đã góp ý nha.
Trong Hoang Huu
4 năm
AD làm thêm 3OP và M2/R2 menthod được không ạ. Mình không kiếm được nguồn dễ học trên mạng.
Thủ thuật chơi Channel
Admin
4 năm
Ok bạn. Để Ad tìm hiểu và sẽ update trong thời gian tới nhé.
Đề xuất