Bịt mắt giải đố là một hình thức nghệ thuật bao gồm sự kết hợp của trí nhớ và sự khéo léo của các ngón tay. Thoạt tiên, ai cũng nghĩ việc giải Rubik bịt mặt này sẽ khó lắm đây, nhưng một khi bạn quyết tâm chắc chắn sẽ làm được. Tiếp nối bài viết về giải Rubik bịt mắt 3x3, ngày hôm nay Thủ thuật chơi sẽ giới thiệu với bạn về cách giải Rubik 2x2 Bịt mắt nhé!

Phần 1
Giới thiệu cơ bản về giải Rubik bịt mắt

Giới thiệu cơ bản về giải Rubik bịt mắt 0

Giải Rubik Bịt mắt, có tên tiếng Anh là Blindfolded Cubing hay BLD, là một cách giải Rubik, mà  người giải KHÔNG NHÌN VÀO KHỐI RUBIK trong suốt thời gian giải. Tuy nhiên trước khi bắt đầu giải, người giải Rubik sẽ có thời gian nghiên cứu (study) khối Rubik trước, học thuộc các hoán vị và bước giải, sau đó khi đã bắt đầu giải, sẽ không nhìn vào khối Rubik nữa (thông thường sử dụng một miếng bịt mắt để che).

Nếu bạn đang mong muốn giải Rubik 3x3 bịt mắt nhưng vẫn cảm thấy việc tiếp cận còn quá khó, hãy thử bắt đầu bằng giải Rubik 2x2 xem sao. Vì thực chất  thực chất của BLD 2x2 chính là phần giải góc của BLD 3x3. Những kiến thức bạn học được của 2x2 sẽ là tiền đề tốt để bạn giải được 3x3. Còn nếu bạn đã giải được 3x3 thì có lẽ 2x2 lại khá đơn giản.
Trên thế giới có rất nhiều cách giải Rubik Bịt mắt khác nhau, mỗi phương pháp đều có những công thức, đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm riêng. Như: 3OP, M2/R2, …Trong đó, Old Pochmann hay OP là một trong những cách giải Rubik Bịt mắt đầu tiên được sử dụng. Nó được phát triển bởi Stefan Pochmann và bài viết này sẽ tiếp cận việc giải 2x2 theo phương pháp này.

Mình mặc định các bạn đã có các kiến thức cơ bản về các kí hiệu và công thức Rubik. Nếu chưa nắm rõ, vui lòng xem lại bài viết Tổng hợp các kí hiệu cần biết khi chơi Rubik nhé !

Phần 2
Ghi nhớ Rubik bằng kí hiệu

Việc học về cách kí hiệu này rất quan trọng khi giải Rubik Bịt mắt, vì bạn cần biết nơi mà các mảnh Rubik cần phải ở trong khi không nhìn thấy khối Rubik. Để ghi nhớ Rubik, bạn thực hiện hai bước sau đây.
- Trước tiên, chọn định hướng khối Rubik
Ở đây, mình chọn Mặt trên U là màu Trắng, Mặt trước F là Đỏ. Ngoài ra bạn có thể định hướng khác tùy thuộc vào thói quen của mình được.
 
- Đánh dấu nhãn
Với BLD, chúng ta cần ghi nhớ Rubik theo các nhãn dán thay vì ghi nhớ các mảnh của Rubik theo cách thông thường như UB ( Up Back là mảnh Trên đằng sau )... Khi giải một mảnh Rubik, nó cần phải đúng cả hướng, vì vậy chỉ cần nhớ vị trí của mảnh đó là không đủ, vì có khả năng mảnh sẽ bị lật ở vị trí của nó. Do đó, mỗi nhãn dán trên mặt sẽ được gắn một chữ cái.
Sơ đồ dưới đây thể hiện cách đánh dấu cho một Rubik chọn Mặt trên U là màu Trắng, Mặt trước F là Đỏ. Nguyên tắc như sau:  Các chữ cái được viết lần lượt theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ phía trên bên trái trên một mặt. Và bắt đầu từ các mặt theo thứ tự: từ mặt U đến mặt F, R, B, L, D. Như vậy, chúng ta sẽ sử dụng lần lượt các chữ cái từ A đến W.


Cụ thể:
Mặt U - Phía trên : A, B, C, D
Mặt F- Phía trước: E, F, G, H
Mặt R- Bên Phải : I, J, K, L
Mặt B- Phía sau : M, N, O, P
Mặt L- Bên Trái: Q, R, S, T
Mặt D- Phía dưới: U, V, W, Z
 
Ví dụ: viên góc FRU có 3 mặt là C, I, F.

Ghi nhớ Rubik bằng kí hiệu 0

Phần 3
Buffer/Helper- Bộ Đệm/ Bộ trợ giúp

Để giải Rubik Bịt mắt bằng Old Pockman, bạn cần dựa vào Buffer/Helper- Bộ Đệm/ Bộ trợ giúp. Buffer được sử dụng làm Điểm khởi đầu  để  từ đó " bắn" các viên Rubik tới Bộ trợ giúp.
- Bộ Đệm trong giải Rubik 2x2 là vị trí mảnh A ban đầu ( viên góc phía trên bên trái đằng sau - BLU)
- Bộ Trợ giúp là vị trí mảnh L ban đầu ( viên góc mặt dưới, phía trước, bên phải - FLD)


Buffer/Helper- Bộ Đệm/ Bộ trợ giúp 0

Phần 4
Hoán vị Y

Khi giải BLD 2x2, chúng ta sẽ chỉ sử dụng một công thức duy nhất. Công thức này sẽ hoán đổi mảnh ở vị trí [A] (còn được gọi là Bộ đệm) với vị trí [L] (còn được gọi là Bộ trợ giúp). Các bước di chuyển cho thuật toán được biểu thị dưới đây. Nó cũng thường được gọi là hoán vị Y.
Y= R U’ R’ U’ R U R’ F’ R U R’ U’ R' F R


Hoán vị Y 0

Phần 5
Các bước thiết lập

Nguyên tắc giải Rubik 2x2 BLD đó là : Chúng ta cần giải được mọi hình dán trên hình lập phương 2x2 bằng cách sử dụng hoán vị Y. Để thực hiện việc này, chúng ta cần  sử dụng các bước thiết lập để đưa hình dán bạn muốn giải vào vị trí Bộ Đệm Trợ giúp tại [L]. Các bước sau đây phác thảo quy trình giải các mảnh:

1) Thực hiện một động tác thiết lập để đưa hình dán vào Bộ Đệm Trợ giúp tại [L].
2) Thực hiện hoán vị Y để hoán đổi Bộ đệm với Bộ Trợ giúp
3) Hoàn tác bước thiết lập bằng cách thực hiện ngược lại công thức đã làm ở 1)

Ví dụ: nếu bạn cần giải nhãn dán [I] (như trong hình dưới), bạn sẽ hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Các bước thiết lập 0

1) Thiết lập vị trí [I] về Bộ Hỗ trợ bằng cách thực hiện động tác R ’
2) Hoán vị Bộ Đệm với Bộ Hỗ trợ bằng cách thực hiện hoán vị Y
3) Hoàn tác thiết lập-di chuyển bằng cách di chuyển R

Các bước thiết lập 1

Các bước thiết lập cho mỗi nhãn dán khá trực quan. Điều quan trọng cần nhớ là bạn không bao giờ sử dụng bất kỳ phép quay U, L hoặc B nào. Những lần quay này sẽ ảnh hưởng đến vị trí Bộ đệm của bạn. Vị trí Bộ đệm sẽ luôn giữ nguyên vị trí cũ. Để tham khảo, sau đây là danh sách tất cả các bước thiết lập mà bạn sẽ cần nhớ:


A :  Không có ( ở sẵn vị trí Bộ đệm)
B:   R D' [Y] D R'
C:  F [Y] F'
D:  F R' [Y] R F'
E:  F' D [Y] D' F
F:  F2 D [Y] D' F2
G:  F D [Y] D' F'
H:  D [Y] D'
I:  R' [Y] R
J:  R2 [Y] R2
K:  R [Y] R'
L:  [Y]
M:  R' F [Y] F' R
N:  Không có ( ở sẵn vị trí Bộ đệm)
O:  D' R [Y] R' D
P:  D' [Y] D
Q:   Không có ( ở sẵn vị trí Bộ đệm)
R:  F2 [Y] F2
S:  F2 R' [Y] R F2
T:  D2 [Y] D2
U:  F' [Y] F
V:  F' R' [Y] R F
W:  R2 F [Y] F' R2
Z:  D F' [Y] F D'
 

Phần 6
Giải toàn bộ khối lập phương 2x2

Bây giờ bạn đã biết cách giải các phần riêng lẻ, chúng ta sẽ xâu chuỗi các phần này lại với nhau trong một chu trình để giải toàn bộ khối lập phương. Sau khi bạn hoán đổi một nhãn dán từ bộ đệm của mình sang vị trí đã giải quyết, bất kỳ nhãn dán nào ở vị trí đã giải quyết đều sẽ nằm trong bộ đệm của bạn. Tiếp theo, giải quyết phần đó bằng cách sử dụng một bước thiết lập, hoán vị Y và hoàn tác thiết lập.
 
Tiếp tục hoán đổi các mảnh từ bộ đệm của bạn đến vị trí đã giải quyết của nó cho đến khi bạn giải quyết được tất cả các mảnh. Sau khi bạn giải quyết mọi phần, bộ đệm sẽ tự động được giải quyết.
 
Tuy nhiên trong quá trình giải, có hai trường hợp đặc biệt có thể xảy ra khi thực hiện một chu kỳ.
- Trường hợp 1) Bộ đệm của bạn được giải quyết trước khi bạn giải quyết xong tất cả các phần
 
Trong trường hợp này, chỉ cần bắn mảnh đệm vào bất kỳ nhãn dán nào chưa được giải quyết để bắt đầu một chu kỳ mới. Tiếp tục giải các mảnh cho đến khi bạn cần giải một mảnh thuộc về nơi bạn đã đặt bộ đệm của mình. Sau đó, chu kỳ mới của bạn kết thúc. Nếu bạn đã giải quyết được mọi phần, thì khối lập phương sẽ được giải quyết. Nếu không, hãy bắt đầu một chu kỳ mới.
 
- Trường hợp 2) Một mảnh ở đúng vị trí của nó, nhưng nó bị sai hướng
 
Để sửa một góc sai hướng, hãy bắn Bộ đệm của bạn đến bất kỳ vị trí nào trong ba vị trí trên góc sai. Ghi lại nhãn dán nào ở vị trí đó. Nhãn dán đó hiện đã ở trong Bộ đệm của bạn, vì vậy hãy bắn nó đến vị trí đã giải quyết bằng cách sử dụng thiết lập, hoán vị Y và hoàn tác thiết lập. Các góc sai hướng sẽ được giải quyết.
 

Phần 7
Ví dụ các bước giải Rubik Bịt Mắt 2x2

Tóm lại, cơ chế giải Rubik Bịt mắt 2x2 theo Old Pochmann đó là: Bạn cần giải được mọi hình dán trên hình lập phương 2x2 bằng cách sử dụng phép hoán vị Y. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách sử dụng các bước thiết lập để đưa hình dán bạn muốn giải vào vị trí trợ giúp tại [L].
Để học cách giải một cách trực quan, chúng ta hãy xem với ví dụ sau:
Cầm Rubik của bạn sao cho Mặt trên U là màu Trắng, Mặt trước F là Đỏ. Xáo trộn khối Rubik của bạn theo công thức sau:

R' U' R2 U' F2 R F2 R F U'
Ta sẽ có khối Rubik được trải ra như sau:


 Ví dụ các bước giải Rubik Bịt Mắt 2x2 0

Các bước để giải khối Rubik 2x2 BLD như sau:


Bước 1: Định hướng khối Rubik

Trước tiên bạn cần định hướng khối Rubik theo thói quen, hay sở thích của mình. ( như mình đã gợi ý ở trên là nên để Mặt trên U là màu Trắng, Mặt trước F là Đỏ).


Bước 2: Tạo Chuỗi ghi nhớ Rubik

Mục tiêu của bước này đó là quan sát khối Rubik, từ đó dựa vào các vị trí cần tới để xây dựng lên một chuỗi các kí hiệu mặt nhằm ghi nhớ các cạnh khối Rubik. 
Vì khối lập phương 2x2 không có nhiều mảnh nên chúng ta có thể tận dụng trí nhớ ngắn hạn của mình để nhanh chóng ghi nhớ. Nếu bạn muốn chuyển sang hình khối 3x3, 4x4 và 5x5  bịt mắt, bạn sẽ phải nhớ nhiều hơn.
 
Dưới đây là các bước cơ bản để ghi nhớ khối lập phương:

1) Nhìn vào nhãn dán nào ở Bộ Đệm của bạn. Đây sẽ là lá chữ cái đầu tiên của bạn cần ghi nhớ. 
2) Tìm nơi nó cần đến là đâu. Xem nhãn dán nào đang ở vị trí đó. Bởi vì đây sẽ là nhãn tiếp theo bị đẩy về vị trí Đệm.
3) Ghép chữ cái đầu tiên và chữ cái thứ hai để tạo 1 chu kì hoán đổi.
4) Tiếp tục qua chu kỳ của bạn bằng cách lặp lại bước 1 và 2.
 
Theo Ví dụ
Như kiến thức ở trên, Bộ Đệm là viên góc BLU. Hiện tại, đó là viên Cam - Xanh lá - Trắng. Nhưng vị trí Bộ Đệm cũng chính là vị trí chính xác của viên Cam- Xanh lá- Trắng, tức rơi vào TH đặc biệt 1. Vậy ta ta tiến hành bắn nó tới vị trí L. Vậy chữ cái đầu tiên cần nhớ là L.

Ví dụ các bước giải Rubik Bịt Mắt 2x2 1

Hiện tại, tại vị trí L là nhãn dán Xanh da trời của viên Xanh da trời - Cam - Trắng. Viên này sẽ được bắn về Bộ Đệm sau đó. Vị trí đúng của nhãn dán Xanh da trời của viên này sẽ là J. Vậy chữ cái thứ 2 cần nhớ là J.

Ví dụ các bước giải Rubik Bịt Mắt 2x2 2


Tiếp tục như vậy, ta được chuỗi cần nhớ sẽ là: L, J, D, F, W, U, V
 

Bước 3: Giải Rubik Bịt mắt

Thực hiện các công thức, trong đó  công thức trong dấu ngoặc vuông là Hoán vị Y
 
L:  [R U’ R’ U’ R U R’ F’ R U R’ U’ R' F R]
 
J:  R2 [R U’ R’ U’ R U R’ F’ R U R’ U’ R' F R] R2
 
D:  F R' [R U’ R’ U’ R U R’ F’ R U R’ U’ R' F R] R F'
 
F:  F2 D [R U’ R’ U’ R U R’ F’ R U R’ U’ R' F R] D' F2
 
W:  R2 F [R U’ R’ U’ R U R’ F’ R U R’ U’ R' F R] F' R2
 
U:  F' [R U’ R’ U’ R U R’ F’ R U R’ U’ R' F R] F
 
V:  F' R' [R U’ R’ U’ R U R’ F’ R U R’ U’ R' F R] R F
 

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Cảm ơn bạn đã đánh giá! Hy vọng chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng hơn trong lần tới.
Bài viết liên quan

Có 7 bình luận

Bình luận bài viết.
Thanh Nguyễn
2 năm trước
Nếu có một viên cần chuyển về K mà ở vị trí K là viên còn chạy thì làm sao ạ
Thanh Nguyễn
2 năm trước
Bạn cho mình hỏi mặt màu vàng của viên góc xanh dương-cam-vàng là chữ W hay V ạ. Và các mặt vàng của các viên góc khác là chữ gì luôn nữa ạ.Cảm ơn bạn
Thủ thuật chơi Channel
2 năm trước
Mặt màu vàng của viên góc xanh dương-cam-vàng là chữ W bạn. Ở trên hình minh họa bạn có thể thấy đó. Mặt vàng- đỏ - xanh lá là U. Mặt Vàng - Đỏ - Xanh dương là V. Mặt Vàng - Xanh lá - Cam là Z.
Cu Do
3 năm trước
Ý mình là làm thế nào để nhận biết 2 trường hợp đặc biệt ấy?
Thủ thuật chơi Channel
3 năm trước
Bạn nhận biết như sau: TH1: Nếu bạn thấy các chữ cái của Bộ Đệm xuất hiện trong chuỗi nhớ ( A, Q,N) mà lúc đó vẫn chưa giải đủ hết các mảnh của khối Rubik ( hãy đếm số lượng mảnh đã ở đúng vị trí). Lúc này là lúc Bộ Đệm sẽ quay về đúng vị trí do đó để tiếp tục giải cần di chuyển nó hoán đổi cho các mảnh chưa được giải quyết để giải tiếp chu kì mới. TH2: Ngay từ đầu khi quan sát bạn sẽ thấy có những mảnh ở đúng vị trí rồi, nếu nó đúng cả hướng rồi thì bạn ko cần phải giải nữa vì nó sẽ ko bao giờ xuất hiện trong chuỗi nhớ cả. Còn nếu nó sai hướng thì bạn cần lưu ý để giải chúng ở cuối chuỗi nhớ.
Cu Do
3 năm trước
Cho mk hỏi rõ hơn về 2 trường hợp đặc biệt ấy là ntn ạ
Thủ thuật chơi Channel
3 năm trước
Trên mình có nói cụ thể từng trường hợp đó bạn? Bạn chưa hiểu về phần nào ?
68
Thích
7
Bình luận
Trang chủ
Video
Chia sẻ

Trả lời

Chọn ảnh