Thuật ngữ cần nhớ khi chơi Rubik

Thuật ngữ cần nhớ khi chơi Rubik

Khi chơi Rubik, tham khảo các tài liệu nước hoặc tham gia các nhóm, diễn đàn chơi trò chơi này, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những từ thuật ngữ Tiếng Anh. Nếu bạn là người mới bắt đầu chơi, điều này sẽ khiến bạn gặp trở ngại không nhỏ. Vì vậy, trong bài viết này, Thủ thuật chơi sẽ tổng hợp cho bạn một số các thuật ngữ cơ bản để bạn có tiếp cận với Rubik dễ dàng hơn.

1. Các thuật ngữ chung

- Rubik:  là tên của giáo sư Erno Rubik, người Hungary, người phát minh ra khối lập phương 3x3x3. Vì không thể tìm ra tên riêng cho món đồ chơi này nên mọi người lấy tên ông để gọi nó, là Rubik’s cube, (khối lập phương rubik). Ở Việt Nam chúng ta quen gọi là “khối rubik” hay “cục rubik”, còn đối với dân chơi chuyên nghiệp thì gọi đơn giản là cube 3x3.

- Cube: nghĩa đen theo tiếng anh là “khối lập phương”, nhưng từ này được dùng để gọi tắt các loại Twisty Puzzle (những món đồ chơi có dạng trục để xoay các mặt giống như khối Rubik). 

- Cuber: là người chơi rubik mang tính chuyên nghiệp cao.

- Cubing: đây là danh từ, chỉ “hoạt động chơi rubik”, “ bộ môn giải rubik”, có tính chuyên nghiệp.

- Timer: là 1 dụng cụ hay thiết bị dùng để tính thời gian giải (bấm giờ; tính thành tích), có thể là đồng hồ, có thể là chương trình hoặc phần mềm trên máy tính, điện thoại.

2. Các loại Cube

- Rubik's Pocket: là khối Rubik lập phương 2x2x2

- Rubik's Cube:  là khối Rubik lập phương cơ bản 3x3x3 mà ta hay chơi.

- Rubik's Revenge: là khối Rubik lập phương 4x4x4

- Rubik's Professor: là khối Rubik lập phương 5x5x5

- Square-1 hoặc Cube 21: một loại cube có kết cấu và cách chơi khác hẳn so với Cube Rubik.

- Megaminx: một loại Cube 12 mặt. Mỗi mặt là hình ngũ giác đều, gồm 5 Corners và 5 Edges.

- Pyraminx: một loại Cube 4 mặt. Mỗi mặt là 1 hình tam giác đều, gồm 3 Corner và 3 Edges, không có center.

3. Các bộ phận của Rubik's Cube

- Sticker: là các miếng giấy màu được dán lên các mặt của các mảnh ghép Rubik.

- Tiles: cũng là các miếng dán màu nhỏ nhỏ nhưng cứng hơn cái Sticker.

- Cubies: là các viên hình thành nên khối rubik.

- Center: là viên giữa.

- Corner: là viên góc.

- Edge: là viên cạnh.

- Center cap: là một miếng nhựa nhỏ gắn lên trên center để che ốc và dán sticker lên.

- Screw: là chiếc đinh vít ở trong viên center

- Spring: là chiếc lò xo ở cùng với screw, giúp cut corner tốt hơn.

- Core: nằm ở trung tâm Rubik, dùng để giữ các cubies với nhau.

4. Thuật ngữ khi chơi

- Solve: nghĩa đen tiếng anh là “giải”, là đưa cube ở trạng thái scramble trở về trạng thái “ban đầu”, trạng thái “đã được giải”.

- Scramble: xáo trộn các mặt của cube với nhau để có thể bắt đầu quá trình solve.

- Move: chỉ được hiểu theo nghĩa danh từ, là “bước xoay”, khi xoay 1 mặt của cube 90 độ hoặc 180 độ (tức là xoay 1 move).

- DNF: did not finish: không hoàn thành

- Skip: là không cần làm một bước nào đó, vd: skip OLL là khi làm xong F2L thì làm luôn PLL vì đã hoàn thành ngẫu nhiên OLL trước cho mình

- Non - skip: là không skip

- Breaking in: làm mòn Rubik.  Đây là 1 khái niệm khá chuyên sâu trong lý thuyết về rubik, nó ám chỉ việc chơi cube trong thời gian đầu khi mới mua cube mới, giai đoạn này nhằm làm tạo ra sự mài mòn bớt phần nhựa thừa của cube, tạo ra các rảnh trên bề mặt cube, làm cho cube mềm dẻo, trơn tru hơn, sau giải đoạn break-in thì cube sẽ bước vào giai đoạn đỉnh cao của mình. 

- Pop: là hiện tượng khi đang chơi Rubik mà 1 bộ phận nào đó bất thình lình văng ra ngoài. Hiện tượng này thường xảy ra với các Rubik chất lượng kém.

- Cut corner: là khả năng Cục rubik có thể xoay đc 1 hàng khi hàng đó chưa thẳng với nhau. 

Ví dụ: xoay U R', bạn chưa quay xong mặt U nhưng bạn đã tiến hành R'. Khi đó thì mặt U sẽ tự chạy vào đúng vị trí của nó để mình có thể thực hiện bước tiếp theo là R', không cần thiết phải quay vào đúng vị trí của nó.

Cube tốt có khả năng cut corner tốt nhưng khả năng pop thấp.

- Finger trick: là thao tác các ngón tay để làm công thức một cách liền mạch.

- Combine moves: là các move liên hoàn, dễ finger trick, như RUR'U' hay R'FRF' chẳng hạn.

- Look ahead - nhìn trước: look-ahead trong khi xoay rubik là quá trình lúc mình xoay ko dừng lại để nhìn nữa mà làm liên tục.  Vì trong lúc làm 1 trường hợp nào đó, ta đã nhận ra luôn trường hợp tiếp theo ta cần làm là gì. Hay nói đơn giản là làm liên tục ko dừng.

- Lube = lubricant: là làm cách nào đó để khiến cho Cục rubik xoay trơn hơn, thường là xịt silicone.

- Overlubed: nghĩa là xịt sulicone quá nhiều, nó sẽ làm Rubik không tốt bằng trước khi xịt nửa. Cách khắc phục là quay nhiều lên để khiến cho Rubik hết silicone.

- Parity error (Parity): là trường hợp xảy ra trường hợp đặc biệt khi solve cube, và cần 1 công thức đặc biệt để giải, trong nhiều lần solve khác nhau có thể xãy ra parity, hoặc có thể không, không phải lúc nào cũng gặp parity.

5. Các hãng/loại Cube

- Rubik's: hãng chính thức của Rubik's Cube

- DIY : do it yourself: có nghĩa là khi mua về cục rubik chỉ gồm những viên rời nhau, mình phải tự lắp ốc, lò xo... để tạo nên cục rubik.

- Eastsheen: là 1 hãng sản xuất rubik ở Đài Loan.

- V-Cubes: là một hãng mới, có công nghệ sản xuất cube từ 2x2x2 đến 11x11x11 (hiện nay các 6x6x6 và 7x7x7 đã được tung ra thị trường)

6. Các bộ môn/ cách chơi Rubik's Cube

- Speedsolve: là chơi giải nhanh nhất và cũng là cách chơi Rubik phổ biến nhất

- BLD = Blindfolded: là chơi Rubik bịt mắt. Người chơi sẽ nhớ hết 1 lần khi cube được scramble và sau đó bịt mắt lại solve, thời gian tính thành tích cho thể loại này là cả thời gian nhớ (memorize) và solve chứ không phải chỉ tính riêng thời gian solve.

- OH = One-Handed: là chơi Rubik một tay.

- FMC = Fewest Moves Contest: là tìm cách giải ngắn nhất. Ở thể loại này người chơi sẽ có 60p để tự xem xét và mò ra cách giải tối ưu nhất mà ko cần phải làm nhanh gì cả, các bước xoay sẽ được ghi ra giấy để chấm điểm.

- WF = With Feet: là cách chơi Rubik bằng chân

7. Các thuật ngữ cách chơi

8. Cách ghi thành tích

- Single: nghĩa là thành tích đơn, thành tích 1 lần solve

- Average (avg): thành tích được chia trung bình sau 5 lần solve (avg of 5) hoặc 12 lần solve (avg of 12), không chỉ đơn giản là chi trung bình cộng, WCA (tổ chức rubik thế giới) có đưa ra cách tính riêng (ko phức tạp lắm).

- Best single: là lần solve tốt nhất trong số các lần solve của 1 đợt average

- Did not finish (DNF): là lần solve không hoàn thành, chưa solve xong cube mà đã ngừng đồng hồ tính giờ thì sẽ bị xem là DNF

- DNS: có thể hiểu theo 2 trường hợp

Did not solve : là không thực hiện lần solve đó (trong cuộc thi) vì 1 lý do nào đó như : vắng mặt, bận đột xuất trong cuộc thi (đi toilet, nghe điện thoại...)

Did not start : là bấm đồng hồ nhưng rời tay quá sớm khỏi stackmat timer (dụng cụ bấm giờ khi thi đấu) khiến cho đồng hồ chưa chạy, và thế là lần solve đó không được tính "ngay từ đầu", kết quả là vẫn xem như không thực hiện lần solve đó.

- Plus 2 (+2): khi solve chưa xong, chỉ còn thiếu duy nhất 1 move mới xong, mà đã dừng đồng hồ, thì thành tích sẽ bị cộng thêm 2 giây.

- Penalty: xảy ra trường hợp “bất thường”, phải xử lý khác các cú solve hoàn thành hợp lệ bình thường, DNF và +2 là ví dụ.

- Sub-x: Nghĩa là thời gian nằm dưới x giây (average hoặc single)

- Ao5, Ao12..(Average of …) và Mo3 (Mean of 3): Giải quyết đơn lần trong speedcubing có thể phụ thuộc nhiều vào may mắn. Do đó, hầu hết các thành tích Rubik thường được nhắc đến sẽ liên quan đến mức trung bình tốt nhất mà người giải quyết có thể đạt được. Ao5 hay Average of 5 hay Trung bình là 5  được tính bằng cách sử dụng năm lần giải liên tiếp bất kỳ. Thời gian nhanh nhất và chậm nhất trong giá trị trung bình được loại bỏ (để loại bỏ bất kỳ lần giải nhanh hoặc chậm vô lý nào có thể đã xảy ra và sẽ làm cho điểm trung bình cao hơn hoặc thấp hơn) và sau đó giá trị trung bình được tính với 3 lần giải cuối cùng.

Ao12 hay Trung bình của 12 được tính theo cách tương tự, với 10 giải ở giữa được sử dụng.

Mo3 hay Trung bình 3 thường được sử dụng trong các cuộc thi, sử dụng có 3 lần giải được thực hiện và tính lấy giá trị trung bình  với ba giá trị đó.

Ngoài ra, để chơi Rubik dễ dàng hơn, bạn hãy xem thêm: Các kí hiệu cần nhớ khi chơi Rubik

 

 

2019/11/03 - 13k lượt xem
Bài viết liên quan
Viết bình luận
Chưa có bình luận nào
Đề xuất